Lớp 7

Giáo trình ôn luyện

Toán học

822 Bài kiểm tra, 312 Đề thi thử

Anh Văn

728 Bài kiểm tra, 481 Đề thi thử

Vật Lí

516 Bài kiểm tra, 397 Đề thi thử

Sinh học

940 Bài kiểm tra, 394 Đề thi thử

Chuyên đề ôn luyện

Chuyên đề Toán Học

A – Mục tiêu học tập

1. Về kiến thức
Những kiến thức cơ bản về:
– Số và các phép tính trên tập hợp số thực.
– Tập hợp; biểu thức đại số; phương trình (bậc nhất, bậc hai, quy về bậc hai); hệ phương trình bậc nhất hai ẩn; bất phương trình bậc nhất một ẩn.
– Hàm số và đồ thị.
– Các quan hệ hình học và một số hình thông dụng (điểm, đường thẳng, mặt phẳng, hình tam giác, hình đa giác, hình tròn, hình lăng trụ, hình hộp, hình chóp, hình chóp cụt, hình trụ, hình nón, hình cầu); tỉ số lượng giác của góc nhọn.
– Thống kê.
2. Về Kĩ năng
Các kỹ năng cơ bản:
– Thực hiện được các phép tính đơn giản trên số thực.
– Vẽ được đồ thị hàm số bậc nhất, hàm số y = ax”.
– Giải thành thạo phương trình (bậc nhất, bậc hai, quy về bậc nhất và bậc hai), hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, bất phương trình bậc nhất một ẩn.
– Vẽ hình; vẽ biểu đồ; đo đạc; tính độ dài, góc, diện tích, thể tích.
– Thu thập và xử lý số liệu thống kê đơn giản.
– Ước lượng kết quả đo đạc và tính toán.
– Sử dụng các công cụ đo, vẽ, tính toán.
– Suy luận và chứng minh.
– Giải toán và vận dụng kiến thức toán học trong học tập và đời sống.
3. Về tư duy
– Khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lí và suy luận lôgic.
– Các thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp).
– Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy lĩnh hoạt, độc lập và sáng tạo.
– Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác.
– Phát triển trí tưởng tượng không gian.
4. Về thái độ
– Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập.
– Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo.
– Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác.
– Nhận biết được vẻ đẹp của toán học và yêu thích môn Toán.

B – Nội dung học tập

Phần 1: Đại số

Chương 1: Số hữu tỉ. Số thực
Bài 1: Tập hợp Q các số hữu tỉ
Bài 2: Cộng, trừ số hữu tỉ
Bài 3: Nhân, chia số hữu tỉ
Bài 4: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân
Bài 5: Lũy thừa của một số hữu tỉ
Bài 6: Tỉ lệ thức
Bài 7: Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
Bài 8: Số thập phân hữu hạn. Số thập phân vô hạn tuần hoàn
Bài 9: Làm tròn số
Bài 10: Số vô tỉ. Khái niệm về căn bậc hai
Bài 11: Số thực
Chương 2: Hàm số và đồ thị
Bài 1: Đại lượng tỉ tệ thuận
Bài 2: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận
Bài 3: Đại lượng tỉ lệ nghịch
Bài 4: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch
Bài 5: Hàm số
Bài 6: Mặt phẳng tọa độ
Bài 7: Đồ thị của hàm số y = ax (a ≠ 0)
Chương 3: Thống kê
Bài 1: Thu thập số liệu thống kê, tần số
Bài 2: Bảng “tần số” các giá trị của dấu hiệu
Bài 3: Biểu đồ
Bài 4: Số trung bình cộng
Chương 4: Biểu thức đại số
Bài 1: Khái niệm về biểu thức đại số
Bài 2: Giá trị của một biểu thức đại số
Bài 3: Đơn thức
Bài 4: Đơn thức đồng dạng
Bài 5: Đa thức
Bài 6: Cộng, trừ đa thức
Bài 7: Đa thức một biến
Bài 8: Cộng, trừ đa thức một biến
Bài 9: Nghiệm của đa thức một biến

Phần 2: Hình học

Chương 1: Đường thẳng vuông góc. Đường thẳng song song
Bài 1: Hai góc đối đỉn
Bài 2: Hai đường thẳng vuông góc
Bài 3: Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng
Bài 4: Hai đường thẳng song song
Bài 5: Tiên đề Ơ-clit về đường thẳng song song
Bài 6: Từ vuông góc đến song song
Bài 7: Định lí
Chương 2: Tam giác
Bài 1: Tổng ba góc của một tam giác
Bài 2: Hai tam giác bằng nhau
Bài 3: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh – cạnh – cạnh (c.c.c)
Bài 4: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh – góc – cạnh (c.g.c)
Bài 5: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc – cạnh – góc (g.c.g)
Bài 6: Tam giác cân
Bài 7: Định lí Pi-ta-go
Bài 8: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông
Chương 3: Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác. Các đường thẳng đồng quy của tam giác
Bài 1: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác
Bài 2: Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu
Bài 3: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác. Bất đẳng thức tam giác
Bài 4: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác
Bài 5: Tính chất tia phân giác của một góc
Bài 6: Tính chất ba đường phân giác của tam giác
Bài 7: Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng
Bài 8: Tính chất ba đường trung trực của tam giác
Bài 9: Tính chất ba đường cao của tam giác

Chuyên đề tiếng Anh

Unit 1: Back to School
A. Friends
B. Names and addresses
Unit 2: Personal Information
A. Telephone numbers
B. My birthday
Unit 3: At Home
A. What a lovely home!
B. Hoa’s family
Language Focus 1
Unit 4: At School
A. Schedules
B. The library
Unit 5: Work and Play
A. In class
B. It’s time for recess
Unit 6: After School
A. What do you do?
B. Let’s go!
Language Focus 2
Unit 7: The World of Work
A. A student’s work
B. The worker
Unit 8: Places
A. Asking the way
B. At the post office
Unit 9: At Home and Away
A. A holiday in Nha Trang
B. Neighbors
Language Focus 3
Unit 10: Health and Hygiene
A. Personal hygiene
B. A bad toothache
Unit 11: Keep fit, Stay Healthy
A. A check-up
B. What was wrong with you?
Unit 12: Let’s Eat!
A. What shall we eat?
B. Our food
Language Focus 4
Unit 13: Activities
A. Sports
B. Come and play
Unit 14: Free Time Fun
A. Time for TV
B. What’s on?
Unit 15: Going Out
A. Video games
B. In the city
Unit 16: People and Places
A. Famous places in Asia
B. Famous people
Language Focus 5

Chuyên đề Vật Lí

A – Mục tiêu học tập

1. Về kiến thức
Đạt được một hệ thống kiến thức vật lí phổ thông, cơ bản ở trình độ Trung học cơ sở và phù hợp với những quan điểm hiện đại, bao gồm:
– Những kiến thức về các sự vật, hiện tượng và quá trình vật lý quan trọng nhất trong đời sống và sản xuất.
– Các đại lượng, các khái niệm và mô hình vật lí đơn giản, cơ bản, quan trọng được sử dụng phổ biến.
– Những quy luật định tính và một số định luật vật lí quan trọng nhất.
– Những ứng dụng phổ biến, quan trọng nhất của vật lí trong đời sống và trong sản xuất.
– Những hiểu biết ban đầu về một số phương pháp chung của nhận thức khoa học và một số phương pháp đặc thù của vật lí, trước hết là phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình.
2. Về Kĩ năng
– Biết quan sát các hiện tượng và các quá trình vật lý trong tự nhiên, trong đời sống hằng ngày hoặc trong các thí nghiệm và từ các nguồn tài liệu khác để thu thập các thông tin cần thiết cho việc học tập môn vật lí.
– Biết sử dụng các dụng cụ đo phổ biến của vật lí, lắp ráp và tiến hành được các thí nghiệm vật lý đơn giản.
– Biết phân tích, tổng hợp và xử lý các thông tin thu được để rút ra kết luận, đề ra các dự đoán đơn giản về các mối quan hệ hay về bản chất của các hiện tượng hoặc quá trình vật lý, cũng như để xuất phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm tra dự đoán đã đề ra.
– Vận dụng được kiến thức để mô tả và giải thích một số hiện tượng và quá trình vật lý đơn giản trong học tập và trong đời sống, để giải các bài tập vật lí chỉ đòi hỏi những suy luận logic và những phép tính đơn giản.
– Biết sử dụng được các thuật ngữ vật lí, các biểu, bảng, đồ thị để trình bày rõ ràng, chính xác những hiểu biết, cũng như những kết quả thu được qua thu thập và xử lý thông tin.
3. Về thái độ
– Có thái độ nghiêm túc, chăm chỉ, dần dần có hứng thú học Vật lí, yêu thích tìm tòi khoa học; trân trọng đối với những đóng góp của Vật lí học cho sự tiến bộ của xã hội và đối với công lao của các nhà khoa học.
– Có thái độ khách quan, trung thực; có tác phong tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác và có tinh thần hợp tác trong việc quan sát, thu thập thông tin và trong thực hành thí nghiệm.
– Có ý thức vận dụng những hiểu biết vật lí vào các hoạt động trong gia đình, cộng đồng và nhà trường.

B – Nội dung học tập
Chương 1: Quang học
Bài 1: Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng và vật sáng
Bài 2: Sự truyền ánh sáng
Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng
Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
Bài 6: Gương cầu lồi
Bài 7: Gương cầu lõm
Chương 2: Âm học
Bài 8: Nguồn âm
Bài 9: Độ cao của âm
Bài 10: Độ to của âm
Bài 11: Môi trường truyền âm
Bài 12: Phản xạ âm – Tiếng vang
Bài 13: Chống ô nhiễm tiếng ồn
Chương 3: Điện học
Bài 14: Sự nhiễm điện do cọ xát
Bài 15: Hai loại điện tích
Bài 16: Dòng điện – Nguồn điện
Bài 17: Chất dẫn điện và chất cách điện – Dòng điện trong kim loại
Bài 18: Sơ đồ mạch điện – Chiều dòng điện
Bài 19: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện
Bài 20: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện
Bài 21: Cường độ dòng điện
Bài 22: Hiệu điện thế
Bài 23: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
Bài 24: An toàn khi sử dụng điện

Chuyên đề Sinh học

A – Mục tiêu học tập

1. Về kiến thức
– Mô tả được hình thái, cấu tạo của cơ thể sinh vật thông qua các đại điện của các nhóm vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật và cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường sống.
– Nêu được các đặc điểm sinh học trong đó có chú ý đến tập tính của sinh vật và tầm quan trọng của những sinh vật có giá trị trong nền kinh tế.
– Nêu được hướng tiến hoá của sinh vật (chủ yếu là động vật, thực vật), đồng thời nhận biết sơ bộ về các đơn vị phân loại và hệ thống phân loại động vật, thực vật.
– Trình bày được các quy luật cơ bản về sinh lí, sinh thái, di truyền. Nêu được cơ sở khoa học của các biện pháp giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường và các biện pháp Kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất, cải tạo giống cây trồng – vật nuôi.
2. Về kĩ năng
– Biết quan sát, mô tả, nhận biết các cây, con thường gặp; xác định được vị trí và cấu tạo của các cơ quan, hệ cơ quan của cơ thể thực vật, động vật và người.
– Biết thực hành sinh học: sưu tầm, bảo quản mẫu vật, làm các bộ sưu tập nhỏ, sử dụng các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm, đặt và theo dõi một số thí nghiệm đơn giản.
– Vận dụng được kiến thức vào việc nuôi trồng một số cây, con phổ biến ở địa phương; vào việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh công cộng ; vào việc giải thích các hiện tượng sinh học thông thường trong đời sống.
– Có kỹ năng học tập: tự học, sử dụng tài liệu học tập, lập biểu bảng, sơ đồ….
– Rèn luyện được năng lực tư duy: phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá các sự kiện, hiện tượng sinh học,…
3. Về thái độ
– Có niềm tin khoa học về bản chất vật chất của các hiện tượng sống và khả năng nhận thức của con người.
– Có trách nhiệm thực hiện các biện pháp giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe cho bản thân, cộng đồng và bảo vệ môi trường.
– Sẵn sàng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực Sinh học vào trồng trọt và chăn nuôi ở gia đình và địa phương.
– Xây dựng ý thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, có thái độ và hành vi đúng đắn đối với chính sách của Đảng và Nhà nước về dân số, sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS, lạm dụng ma tuý và các tệ nạn xã hội.

B – Nội dung học tập
Mở đầu Sinh học
Bài 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú
Bài 2: Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật
Chương 1: Ngành động vật nguyên sinh
Bài 3: Trùng roi
Bài 4: Trùng biến hình và trùng giày
Bài 5: Trùng kiết lị và trùng sốt rét
Bài 6: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh
Chương 2: Ngành ruột khoang
Bài 7: Thủy tức
Bài 8: Đa dạng của ngành Ruột khoang
Bài 9: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang
Chương 3: Các ngành giun
Bài 10: Sán lá gan
Bài 11: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp
Bài 12: Giun đũa
Bài 13: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn
Bài 14: Giun đất
Bài 15: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt
Chương 4: Ngành thân mềm
Bài 16: Trai sống
Bài 17: Một số thân mềm khác
Bài 18: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm
Chương 5: Ngành chân khớp
Bài 19: Tôm sông
Bài 20: Đa dạng và vai trò của lớp Giáp xác
Bài 21: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện
Bài 22: Châu chấu
Bài 23: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp
Bài 24: Động vật không xương sống
Chương 6: Ngành động vật có xương sống
Bài 25: Cá chép
Bài 26: Cấu tạo trong của cá chép
Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá
Bài 28: Ếch đồng
Bài 29: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư
Bài 30: Thằn lằn bóng đuôi dài
Bài 31: Cấu tạo trong của thằn lằn
Bài 32: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát
Bài 33: Chim bồ câu
Bài 34: Cấu tạo trong của chim bồ câu
Bài 35: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim
Bài 36: Thỏ
Bài 37: Cấu tạo trong của thỏ
Bài 38: Đa dạng của lớp Thú. Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi
Bài 39: Đa dạng của lớp thú bộ dơi và bộ cá voi
Bài 40: Đa dạng của lớp thú bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt
Bài 41: Đa dạng của lớp thú các bộ móng guốc và bộ linh trưởng
Chương 7: Sự tiến hóa của động vật
Bài 42: Môi trường sống và sự vận động di chuyển
Bài 43: Tiến hóa về tổ chức cơ thể
Bài 44: Tiến hóa về sinh sản
Bài 45: Cây phát sinh giới động vật
Chương 8: Động vật và đời sống con người
Bài 46: Đa dạng sinh học
Bài 47: Biện pháp đấu tranh sinh học
Bài 48: Động vật quý hiếm
Bài 49: Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng trong kinh tế ở địa phương
Chương 8: Các nhóm thực vật
Bài 50: Tảo
Bài 51: Rêu – cây rêu
Bài 52: Quyết – Cây dương xỉ
Bài 53: Hạt trần – Cây thông
Bài 54: Hạt kín – Đặc điểm của thực vật Hạt kín
Bài 55: Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm
Bài 56: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật
Bài 57: Sự phát triển của giới thực vật
Bài 58: Nguồn gốc cây trồng
Chương 9: Vai trò của thực vật
Bài 59: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu
Bài 60: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước
Bài 61: Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người
Bài 62: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật
Chương 10: Vi khuẩn - nấm - địa y
Bài 63: Vi khuẩn
Bài 64: Nấm
Bài 65: Địa y

Học phí siêu chất, thảnh thơi học tập

Không giới hạn môn học và lượt học

Tải App ngay, Ônluyện mọi nơi mọi lúc

15 ngày học thử miễn phí, Cài đặt nhanh chóng, Đầy đủ tính năng

 

Hỗ trợ các phiên bản từ Android 4.4 và IOS 10.0 trở lên

Đang làm bài thi