Lớp 6

Giáo trình ôn luyện

Toán học

772 Bài kiểm tra, 414 Đề thi thử

Anh Văn

728 Bài kiểm tra, 304 Đề thi thử

Vật Lí

853 Bài kiểm tra, 470 Đề thi thử

Sinh học

784 Bài kiểm tra, 337 Đề thi thử

Chuyên đề ôn luyện

Chuyên đề Toán Học

A – Mục tiêu học tập

1. Về kiến thức
Những kiến thức cơ bản về:
– Số và các phép tính trên tập hợp số thực.
– Tập hợp; biểu thức đại số; phương trình (bậc nhất, bậc hai, quy về bậc hai); hệ phương trình bậc nhất hai ẩn; bất phương trình bậc nhất một ẩn.
– Hàm số và đồ thị.
– Các quan hệ hình học và một số hình thông dụng (điểm, đường thẳng, mặt phẳng, hình tam giác, hình đa giác, hình tròn, hình lăng trụ, hình hộp, hình chóp, hình chóp cụt, hình trụ, hình nón, hình cầu); tỉ số lượng giác của góc nhọn.
– Thống kê.
2. Về Kĩ năng
Các kỹ năng cơ bản:
– Thực hiện được các phép tính đơn giản trên số thực.
– Vẽ được đồ thị hàm số bậc nhất, hàm số y = ax”.
– Giải thành thạo phương trình (bậc nhất, bậc hai, quy về bậc nhất và bậc hai), hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, bất phương trình bậc nhất một ẩn.
– Vẽ hình; vẽ biểu đồ; đo đạc; tính độ dài, góc, diện tích, thể tích.
– Thu thập và xử lý số liệu thống kê đơn giản.
– Ước lượng kết quả đo đạc và tính toán.
– Sử dụng các công cụ đo, vẽ, tính toán.
– Suy luận và chứng minh.
– Giải toán và vận dụng kiến thức toán học trong học tập và đời sống.
3. Về tư duy
– Khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lí và suy luận lôgic.
– Các thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp).
– Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy lĩnh hoạt, độc lập và sáng tạo.
– Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác.
– Phát triển trí tưởng tượng không gian.
4. Về thái độ
– Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập.
– Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo.
– Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác.
– Nhận biết được vẻ đẹp của toán học và yêu thích môn Toán.

B – Nội dung học tập

Phần 1: Số học

Chương 1: Số tự nhiên
Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp
Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên
Bài 3: Ghi số tự nhiên
Bài 4: Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con
Bài 5: Phép cộng và phép nhân
Bài 6: Phép trừ và phép chia
Bài 7: Lũy thừa với số mũ tự nhiên. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số
Bài 8: Chia hai lũy thừa cùng cơ số
Bài 9: Thứ tự thực hiện các phép tính
Bài 10: Tính chất chia hết của một tổng
Bài 11: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5
Bài 12: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9
Bài 13: Ước và bội
Bài 14: Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tố
Bài 15: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
Bài 16: Ước chung và bội chung
Bài 17: Ước chung lớn nhất. Bội chung nhỏ nhất
Chương 2: Số nguyên
Bài 1: Làm quen với số âm
Bài 2: Tập hợp các số nguyên
Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên
Bài 4: Cộng hai số nguyên cùng dấu
Bài 5: Cộng hai số nguyên khác dấu
Bài 6: Tính chất của phép cộng các số nguyên
Bài 7: Phép trừ hai số nguyên
Bài 8: Quy tắc dấu ngoặc
Bài 9: Quy tắc chuyển vế
Bài 10: Nhân hai số nguyên khác dấu
Bài 11: Nhân hai số nguyên cùng dấu
Bài 12: Tính chất của phép nhân
Bài 13: Bội và ước của một số nguyên
Chương 3: Phân số
Bài 1: Mở rộng khái niệm phân số
Bài 2: Phân số bằng nhau
Bài 3: Tính chất cơ bản của phân số
Bài 4: Rút gọn phân số
Bài 5: Quy đồng mẫu nhiều phân số
Bài 6: So sánh phân số
Bài 7: Phép cộng phân số
Bài 8: Tính chất cơ bản của phép cộng phân số
Bài 9: Phép trừ phân số
Bài 10: Phép nhân phân số
Bài 11: Tính chất cơ bản của phép nhân phân số
Bài 12: Phép chia phân số
Bài 13: Hỗn số. Số thập phân. Phần trăm
Bài 14: Tìm giá trị phân số của một số cho trước
Bài 15: Tìm một số biết giá trị một phân số của nó
Bài 16: Tìm tỉ số của hai số
Bài 17: Biểu đồ phần trăm

Phần 2: Hình học

Chương 4: Đoạn thẳng
Bài 1: Điểm. Đường thẳng
Bài 2: Ba điểm thẳng hàng
Bài 3: Đường thẳng đi qua hai điểm
Bài 4: Tia
Bài 5: Đoạn thẳng
Bài 6: Độ dài đoạn thẳng
Bài 7: Khi nào thì AM + MB = AB?
Bài 8: Trung điểm của đoạn thẳng
Chương 5: Góc
Bài 1: Nửa mặt phẳng
Bài 2: Góc
Bài 3: Số đo góc
Bài 4: Khi nào thì xOy + yOz = xOz
Bài 5: Vẽ góc cho biết số đo
Bài 6: Tia phân giác của góc
Bài 8: Đường tròn
Bài 9: Tam giác

Chuyên đề tiếng Anh

Unit 1: Greetings
A. Hello
B. Good morning
C. How old are you?
Unit 2: At school
A. Come in
B. Where do you live?
C. My school
Unit 3: At home
A. My House
B. Numbers
C. Families
Grammar Practice
Unit 4: Big or small
A. My day
B. My routine
C. Classes
Grammar Practive
Unit 5: Things i do
A. Our house
B. In the city
C. Around the house
Unit 6: Places
A. Our house
B. In the city
C. Around the house
Unit 7: Your house
A. Is your house big?
B. Town or country?
C. On the move
Unit 8: Out and about
A. What are you doing?
B. A truck driver
C. Road signs
Grammar Practice
Unit 9: The Body
A. Parts of the body
B. Faces
Unit 10: Staying Healthy
A. Our house
B. In the city
C. Around the house
Unit 11: What do you eat?
A. At the store
B. At the canteen
Grammar Practice
Unit 12: Sports and Pastimes
A. What are they doing?
B. Free time
C. How often?
Unit 13: Actives and The Seasons
A. The weather and seasons
B. Activities in seasons
Unit 14: Making Plans
A. Vacation destinations
B. Free time plans
C. Suggestions
Grammar Practice
Unit 15: Countries
A. We are the world
B. Cities, buildings and people
C. Natural features
Unit 16: Man and The Environment
A. Animals and plants
B. Pollution
Grammar Practice

Chuyên đề Vật Lí

A – Mục tiêu học tập

1. Về kiến thức
Đạt được một hệ thống kiến thức vật lí phổ thông, cơ bản ở trình độ Trung học cơ sở và phù hợp với những quan điểm hiện đại, bao gồm:
– Những kiến thức về các sự vật, hiện tượng và quá trình vật lý quan trọng nhất trong đời sống và sản xuất.
– Các đại lượng, các khái niệm và mô hình vật lí đơn giản, cơ bản, quan trọng được sử dụng phổ biến.
– Những quy luật định tính và một số định luật vật lí quan trọng nhất.
– Những ứng dụng phổ biến, quan trọng nhất của vật lí trong đời sống và trong sản xuất.
– Những hiểu biết ban đầu về một số phương pháp chung của nhận thức khoa học và một số phương pháp đặc thù của vật lí, trước hết là phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình.
2. Về Kĩ năng
– Biết quan sát các hiện tượng và các quá trình vật lý trong tự nhiên, trong đời sống hằng ngày hoặc trong các thí nghiệm và từ các nguồn tài liệu khác để thu thập các thông tin cần thiết cho việc học tập môn vật lí.
– Biết sử dụng các dụng cụ đo phổ biến của vật lí, lắp ráp và tiến hành được các thí nghiệm vật lý đơn giản.
– Biết phân tích, tổng hợp và xử lý các thông tin thu được để rút ra kết luận, đề ra các dự đoán đơn giản về các mối quan hệ hay về bản chất của các hiện tượng hoặc quá trình vật lý, cũng như để xuất phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm tra dự đoán đã đề ra.
– Vận dụng được kiến thức để mô tả và giải thích một số hiện tượng và quá trình vật lý đơn giản trong học tập và trong đời sống, để giải các bài tập vật lí chỉ đòi hỏi những suy luận logic và những phép tính đơn giản.
– Biết sử dụng được các thuật ngữ vật lí, các biểu, bảng, đồ thị để trình bày rõ ràng, chính xác những hiểu biết, cũng như những kết quả thu được qua thu thập và xử lý thông tin.
3. Về thái độ
– Có thái độ nghiêm túc, chăm chỉ, dần dần có hứng thú học Vật lí, yêu thích tìm tòi khoa học; trân trọng đối với những đóng góp của Vật lí học cho sự tiến bộ của xã hội và đối với công lao của các nhà khoa học.
– Có thái độ khách quan, trung thực; có tác phong tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác và có tinh thần hợp tác trong việc quan sát, thu thập thông tin và trong thực hành thí nghiệm.
– Có ý thức vận dụng những hiểu biết vật lí vào các hoạt động trong gia đình, cộng đồng và nhà trường.

B – Nội dung học tập
Chương 1: Cơ học
Bài 1: Đo độ dài
Bài 2: Đo thể tích chất lỏng
Bài 3: Đo thể tích vật rắn không thấm nước
Bài 4: Khối lượng – Đo khối lượng
Bài 5: Lực – Hai lực cân bằng
Bài 6: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
Bài 7: Trọng lực – Đơn vị lực
Bài 8: Lực đàn hồi
Bài 9: Lực kế – Phép đo lực – Trọng lượng và khối lượng
Bài 10: Khối lượng riêng – Trọng lượng riêng
Bài 11: Xác định khối lượng riêng của sỏi
Bài 12: Máy cơ đơn giản
Bài 13: Mặt phẳng nghiêng
Bài 14: Đòn bẩy
Bài 15: Ròng rọc
Chương 2: Nhiệt học
Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn
Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí
Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
Bài 22: Nhiệt kế – Thang đo nhiệt độ
Bài 23: Thực hành đo nhiệt độ
Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc
Bài 25: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
Bài 26: Sự sôi

Chuyên đề Sinh học

A – Mục tiêu học tập

1. Về kiến thức
– Mô tả được hình thái, cấu tạo của cơ thể sinh vật thông qua các đại điện của các nhóm vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật và cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường sống.
– Nêu được các đặc điểm sinh học trong đó có chú ý đến tập tính của sinh vật và tầm quan trọng của những sinh vật có giá trị trong nền kinh tế.
– Nêu được hướng tiến hoá của sinh vật (chủ yếu là động vật, thực vật), đồng thời nhận biết sơ bộ về các đơn vị phân loại và hệ thống phân loại động vật, thực vật.
– Trình bày được các quy luật cơ bản về sinh lí, sinh thái, di truyền. Nêu được cơ sở khoa học của các biện pháp giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường và các biện pháp Kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất, cải tạo giống cây trồng – vật nuôi.
2. Về kĩ năng
– Biết quan sát, mô tả, nhận biết các cây, con thường gặp; xác định được vị trí và cấu tạo của các cơ quan, hệ cơ quan của cơ thể thực vật, động vật và người.
– Biết thực hành sinh học: sưu tầm, bảo quản mẫu vật, làm các bộ sưu tập nhỏ, sử dụng các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm, đặt và theo dõi một số thí nghiệm đơn giản.
– Vận dụng được kiến thức vào việc nuôi trồng một số cây, con phổ biến ở địa phương; vào việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh công cộng ; vào việc giải thích các hiện tượng sinh học thông thường trong đời sống.
– Có kỹ năng học tập: tự học, sử dụng tài liệu học tập, lập biểu bảng, sơ đồ….
– Rèn luyện được năng lực tư duy: phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá các sự kiện, hiện tượng sinh học,…
3. Về thái độ
– Có niềm tin khoa học về bản chất vật chất của các hiện tượng sống và khả năng nhận thức của con người.
– Có trách nhiệm thực hiện các biện pháp giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe cho bản thân, cộng đồng và bảo vệ môi trường.
– Sẵn sàng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực Sinh học vào trồng trọt và chăn nuôi ở gia đình và địa phương.
– Xây dựng ý thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, có thái độ và hành vi đúng đắn đối với chính sách của Đảng và Nhà nước về dân số, sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS, lạm dụng ma tuý và các tệ nạn xã hội.

B – Nội dung học tập
Mở đầu Sinh học
Bài 1: Đặc điểm của cơ thể sống
Bài 2: Nhiệm vụ của sinh học
Đại cương về giới Thực vật
Bài 3: Đặc điểm chung của thực vật
Bài 4: Có phải tất cả thực vật đều có hoa?
Chương 1: Tế bào thực vật
Bài 5: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng
Bài 6: Quan sát tế bào thực vật
Bài 7: Cấu tạo tế bào thực vật
Bài 8: Sự lớn lên và phân chia của tế bào
Chương 2: Rễ
Bài 9: Các loại rễ, các miền của rễ
Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ
Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ
Bài 12: Biến dạng của rễ
Chương 3: Thân
Bài 13: Cấu tạo ngoài của thân
Bài 14: Thân dài ra do đâu ?
Bài 15: Cấu tạo trong của thân non
Bài 16: Thân to ra do đâu?
Bài 17: Vận chuyển các chất trong thân
Bài 18: Biến dạng của thân
Chương 4: Lá
Bài 19: Đặc điểm ngoài của lá
Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá
Bài 21: Quang hợp
Bài 22: Ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến quang hợp, ý nghĩa của quang hợp
Bài 23: Cây hô hấp không?
Bài 24: Phần lớn nước vào cây đi đâu
Bài 25: Biến dạng của lá
Chương 5: Sinh sản sinh dưỡng
Bài 26: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
Bài 27: Sinh sản sinh dưỡng do người
Chương 6: Hoa và sinh sản hữu tính
Bài 28: Cấu tạo và chức năng của hoa
Bài 29: Các loại hoa
Bài 30: Thụ phấn
Bài 31: Thụ tinh kết quả và tạo quả
Chương 7: Quả và hạt
Bài 32: Các loại quả
Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt
Bài 34: Phát tán của quả và hạt
Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm
Bài 36: Tổng kết về cây có hoa
Chương 8: Các nhóm thực vật
Bài 37: Tảo
Bài 38: Rêu – cây rêu
Bài 39: Quyết – Cây dương xỉ
Bài 40: Hạt trần – Cây thông
Bài 41: Hạt kín – Đặc điểm của thực vật Hạt kín
Bài 42: Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm
Bài 43: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật
Bài 44: Sự phát triển của giới thực vật
Bài 45: Nguồn gốc cây trồng
Chương 9: Vai trò của thực vật
Bài 46: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu
Bài 47: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước
Bài 48: Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người
Bài 49: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật
Chương 10: Vi khuẩn - nấm - địa y
Bài 50: Vi khuẩn
Bài 51: Nấm
Bài 52: Địa y

Học phí siêu chất, thảnh thơi học tập

Không giới hạn môn học và lượt học

Tải App ngay, Ônluyện mọi nơi mọi lúc

15 ngày học thử miễn phí, Cài đặt nhanh chóng, Đầy đủ tính năng

 

Hỗ trợ các phiên bản từ Android 4.4 và IOS 10.0 trở lên

 

Đang làm bài thi