Cận cảnh những mô hình nổi dạy môn Sử độc đáo của thầy giáo khiếm thị

Thầy giáo khiếm thị Hoàng Văn Khương dạy môn Lịch sử tại Trường Phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu (TP Đà Nẵng) đã dùng chữ nổi, sơ đồ, biểu đồ nổi, thông qua cách cắt các tấm bìa cứng hoặc xốp thành hình các đồ dùng, con vật, biểu tượng… mô phỏng lại nội dung bài học, giúp các em học sinh khiếm thị khi chạm vào sẽ dễ liên tưởng và nhớ bài lâu hơn.

Thầy Khương sinh năm 1976 quê ở Nghệ An. Trước đây thầy dạy trên Đắk Lắk nhưng chỉ được 4 năm thì mắt thầy mờ dần rồi mù hẳn. Với khát khao được sống, được vươn lên, thầy bắt đầu tự mình mày mò trong bóng đêm vượt qua số phận nghiệt ngã.

Đối với người sáng mắt, chỉ cần một click chuột đơn giản có thể truy cập máy tính thì đối với người khiếm thị, bắt buộc phải sử dụng tính năng phần mềm nghe, các phím nóng, phím tắt – ảnh Kim Ngân

Vốn là người mắt sáng quen dạy học với bảng đen phấn trắng, nay thầy phải lần mò học từng con chữ nổi (Braille) – ảnh Kim Ngân

Năm 2001, thầy xin về dạy môn Lịch sử (cấp 2-3) tại Trường Phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu (TP Đà Nẵng) vào năm 2001. Và thầy học thêm Đại học giáo dục đặc biệt – ảnh Kim Ngân

Ở trường, thầy được phân công dạy lớp có 2 kiểu học sinh: chậm phát triển trí tuệ và khiếm thị. Để học được chữ nổi phải mất nửa năm. Lớp thì 5 em, lớp thì 6-7 em, có lớp 2 em tùy theo đợt.

Với môn Lịch Sử, thầy có sáng kiến chuyển đổi các nội dung, hình ảnh từ sách giáo khoa, từ chữ sáng thành chữ nổi, sơ đồ, biểu đồ nổi, thông qua cách cắt các tấm bìa cứng hoặc tấm xốp thành hình các đồ dùng, con vật, biểu tượng… mô phỏng lại nội dung bài học.

Nội dung bài học được thầy Khương mô phỏng qua các mô hình nổi dành cho người khiếm thị – ảnh Tài Anh Hà

Thông qua các mô hình của thầy, học sinh bị mất thị giác hoàn toàn khi chạm vào sẽ dễ liên tưởng và nhớ bài lâu hơn – ảnh Kim Ngân

Từ mô hình nổi của các loại vũ khí… …

…đến các công cụ rìu đá của người cổ xưa – ảnh Tài Anh Hà

Sơ đồ bộ máy chính quyền trong lịch sử – ảnh Tài Anh Hà

Ảnh Tài Anh Hà

Các công cụ thời xưa – ảnh Kim Ngân

và những thứ sẽ rất khó hình dung với người khiếm thị nếu không tận tay sờ vào – ảnh Tài Anh Hà

Thầy chia sẻ, rằng không chỉ dạy cho các em kiến thức, mà còn mong muốn đem lại cho những em có hoàn cảnh bất hạnh giống như mình tìm thấy niềm tin trong cuộc sống – ảnh Kim Ngân

Bạn Võ Thành Nhân, học sinh của thầy Khương, chia sẻ: “Thầy đã dạy em từ năm lớp 6 đến giờ. Ngoài kiến thức môn Lịch sử, thầy còn giúp em vượt qua nhiều khó khăn trong cuộc sống, chia sẻ cho bọn em những cuốn sách hay và dạy bọn em những kĩ năng cần thiết như cách sử dụng gậy đi đường. Phương pháp giảng dạy của thầy rất dễ hiểu. Thầy luôn là tấm gương giúp em phấn đấu vươn lên” – ảnh Kim Ngân

Không những là một giáo viên giỏi, thầy Khương còn là một Chi hội trưởng đầy tinh thần trách nhiệm của Chi hội Người mù và là thành viên của Phòng Công tác xã hội của nhà trường.

“Thầy Khương rất tâm huyết với nghề. Thầy đã xây dựng được nhiều cách dạy mới, mô hình hay giúp học sinh bị khiếm thị dễ tiếp thu hơn. Dù bản thân bị mất thị lực hoàn toàn nhưng thầy luôn cho thấy nghị lực vươn lên mạnh mẽ, thầy là tấm gương sáng cho tập thể thầy và trò của trường học tập và noi theo”, cô Phạm Thị Mỹ Hạnh, đồng nghiệp ở Phòng Công tác xã hội, nói về thầy Khương.

Thầy Khương trở thành tấm gương sáng đầy nghị lực với các em học sinh bị thiệt thòi không nhìn thấy ánh sáng – ảnh Kim Ngân

Phòng Công tác xã hội do thầy phụ trách cũng luôn đạt danh hiệu xuất sắc – ảnh Tài Anh Hà

Nhiều năm liền thầy giáo Hoàng Văn Khương là giáo viên giỏi, đạt giải trong cuộc thi sáng kiến về đồ dùng dạy học dành cho các trường chuyên biệt cấp thành phố.

Kim Ngân – Tài Anh Hà

Đang làm bài thi