Nam sinh cho “ra lò” thiết bị hỗ trợ người khiếm thị từ vật dụng bỏ đi

Thấy người khiếm thị đi lại khó khăn, nhất là các chướng ngại vật có độ cao khoảng 0,5 m trở lên, một nam sinh ở Sóc Trăng đã sáng tạo thiết bị hỗ trợ, giúp người khiếm thị đi lại dễ dàng.

Nam sinh sáng chế thiết bị hỗ trợ người khiếm thị là em Nhâm Khải Hưng (học sinh lớp 12, trường THPT Đoàn Văn Tố, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng).

Em Hưng cho biết, em từng chứng kiến người khiếm thị đi lại rất khó khăn, từ đó em suy nghĩ giải pháp và sáng tạo công cụ hỗ trợ giúp họ di chuyển dễ dàng hơn.

Nam sinh cho ra lò thiết bị hỗ trợ người khiếm thị từ vật dụng bỏ đi - 1
Em Nhâm Khải Hưng với thiết bị hỗ trợ người khiếm thị của mình.

Nam sinh Sóc Trăng cho biết, việc thiết kế, lắp đặt thiết bị này cũng không quá khó. Vỏ sản phẩm được tái sử dụng hộp nhựa đã bỏ đi. Cảm biến quét là cảm biến siêu âm được kết nối với bo mạch chỉnh là ardunino uno R3.

Nguồn điện cung cấp là pin được tận dụng từ sạc dự phòng cũ cùng với pin năng lượng mặt trời có thể nạp lại cho pin nếu người sử dụng thiết bị ngoài trời hoặc nơi có ánh sáng tốt.

Sau khi lắp đặt tất cả các linh kiện vào hộp nhựa, sẽ lắp tiếp vào mũ bảo hiểm cũ để người khiếm thị có thể dễ dàng sử dụng.

Về cách thức sử dụng, vận hành, sau khi bật công tắt khởi động, sóng siêu âm từ cảm biến được truyền trong không khí. Bộ vi điều khiển phát sóng siêu âm liên tục phát ra một chùm sóng. Khi gặp vật cản, chùm sóng này bị phản xạ lại vào bộ thu.

Căn cứ vào thời gian từ lúc phát sóng đến lúc thu được sóng và vận tốc sóng trong không khí sẽ tính được khoảng cách đến chướng ngại vật, sau đó vi xử lý sẽ phát tín hiệu ra còi để cảnh báo.

Nếu khoảng cách đến vật cản là 1 m thì còi sẽ kêu chậm, nếu gần vật cản hơn thì còi sẽ

Nam sinh cho ra lò thiết bị hỗ trợ người khiếm thị từ vật dụng bỏ đi - 2
Cận cảnh thiết bị hỗ trợ người khiếm thị của nam sinh Sóc Trăng.

kêu nhanh hơn, giúp cho người khiếm thị nhận biết vật đang cách mình xa hay gần.

“Về độ chính xác phát hiện chướng ngại vật đạt được 90% trở lên. Thiết bị giúp người khiếm thị có thể di chuyển dễ dàng hơn ở nơi đông người, trong các không gian hẹp, đặc biệt là trong nhà. Khả năng áp dụng của thiết bị là vật liệu đơn giản, dễ sử dụng, dễ chế tạo, có thể sản xuất đại trà, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người khiếm thị Việt Nam”, em Khải Hưng cho biết thêm.

Ông Hứa Chu Khem, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng, đánh giá thiết bị của em Nhâm Khải Hưng mang tính mới sáng tạo khi thiết kế và lắp trên nón bảo hộ hay nón bảo hiểm. Giải pháp thực hiện trong thực tế hiệu quả. Khả năng áp dụng cho nhiều người khiếm thị, ít tốn kém. Sản phẩm đạt được yêu cầu về tính nhân văn cao, phù hợp trong xã hội văn minh.

Đang làm bài thi