Học sinh lớp 10 làm gạch lát đường từ rác thải và vôi sống

Em Diễm My (lớp 10B2, Trường THPT Lê Thế Hiếu, Cam Lộ, Quảng Trị) vừa đạt giải nhất tại cuộc thi sáng tạo trẻ lần thứ 10. My tâm sự, em muốn góp sức làm giảm khối lượng rác thải ra môi trường.

Gặp Nguyễn Thị Diễm My sau cuộc thi sáng tạo trẻ tỉnh Quảng Trị, My tâm sự, khi nghe tên mình được xướng giải cao nhất tại cuộc thi, em vui sướng vì công cuộc tìm tòi, tái chế hơn một năm qua đã bước đầu có kết quả.

Học sinh lớp 10 làm gạch lát đường từ rác thải và vôi sống

Diễm My được trao giải nhất cuộc thi sáng tạo trẻ tỉnh Quảng Trị lần thứ 10.

My tâm sự: “Em chỉ thấy bản thân có chút thiệt thòi về tình cảm. Chứ tính ra em còn may mắn hơn rất nhiều người khác. Tuy vậy, gia đình luôn ủng hộ em từ việc học cho đến mọi việc khác trong cuộc sống”.Diễm My là con đầu trong gia đình có 2 người con. Từ khi My học lớp 2, ba mẹ em đã đi làm ở nước ngoài. Hàng ngày, My sống cùng ông bà ngoại.

My nói từ lâu đã có mong muốn được đóng góp một phần công sức của mình để cùng mọi người bảo vệ môi trường nhưng em không biết làm cách nào cho hiệu quả

Học sinh lớp 10 làm gạch lát đường từ rác thải và vôi sốngViên gạch lát đường đầu tiên được Diễm My tái chế từ nhựa và vôi sống.

Nhận thấy nơi mình sinh sống có nhiều con đường đất đỏ, trở nên trơn trượt, khó đi vào mùa mưa, khi trời nắng thì gió thổi, bụi bay mù mịt, trong khi rác thải cũng ngày một nhiều, My đã nghĩ cách tái chế rác thải thành gạch lát đường.

My nói, khi học lớp 9, em được học về vôi sống. Sau bài học, em thấy vôi có tính chất hóa học của ôxit bazơ, có khả năng hấp thụ, phản ứng với các khí độc như: CO2 , SO2 , HF… nên sẽ giữ cho sản phẩm luôn ổn định, không bị lên men, hư hỏng do ẩm. Hỗn hợp khi sử dụng vôi có độ kết dính cao, rắn chắc, bền vững nên em chọn đưa vôi sống vào các ý tưởng của mình.

1 kg rác thải = 1 viên gạch

Những lúc rảnh rỗi, em đi khắp nơi nhặt nhạnh chai nhựa và đưa về nhà để bắt đầu việc tái chế.

Đầu tiên, My rửa sạch và cắt các loại nhựa này thành từng miếng nhỏ. Sau đó, trộn lẫn nhựa với cát, đá theo tỉ lệ 6: 4 hoặc 7: 3 rồi cho hỗn hợp lên chảo đun sôi khoảng 15 phút ở nhiệt độ từ 110-130°C.

Trong quá trình này có thể sử dụng các chất tạo màu, các loại khuôn có hình thù khác nhau để tạo ra các loại mẫu mã tùy thích.

Cuối cùng là đổ hỗn hợp này ra khuôn, khi nguội chúng sẽ kết dính với nhau tạo ra viên gạch để lát đường hoặc lát tường.

My chia sẻ, rác thải nhựa thì có ở khắp nơi, rất dễ kiếm. Còn nguyên liệu như vôi có giá thành rất rẻ, chỉ 500 – 1.000 đồng/1kg. Một viên gạch với kích cỡ khoảng 35 x 25 sẽ tái chế được khoảng 1kg rác thải nhựa.

Học sinh lớp 10 làm gạch lát đường từ rác thải và vôi sống

Những lúc rảnh rỗi, My thường lên mạng để tự học và nghiên cứu thêm tài liệu.

My thường chế tạo ra loại gạch có kích cỡ 30x 30, có độ dày mỏng tùy theo mục đích sử dụng. Những viên gạch dày được dùng để lát đường chịu nhiều lực. Những viên gạch mỏng có thể dùng để lát tường.

“Em vẫn nhớ mãi cái viên gạch đầu tiên do em tự đúc nên. Nó đã thành một khối cứng nhưng thô kệch và xấu xí. Lúc đầu, đúc được viên gạch này, em cứ nghĩ mình đã biết cách tái chế rồi nhưng do đá và cát ít có khả năng kết dính, khi phản ứng với không khí, nhiệt độ ở ngoài môi trường nên chỉ một thời gian ngắn, những viên gạch mềm nhũn, bể thành mảnh vụn. Tuy vậy, bản thân em cũng rất vui, em tự động viên bản thân tiếp tục nghiên cứu và tìm tòi thêm để tạo ra được sản phẩm hoàn chỉnh hơn”, My chia sẻ.

My hy vọng ý tưởng tái chế gạch lát đường từ hỗn hợp rác thải nhựa và vôi sống sẽ được nhiều người áp dụng để hạn chế tình trạng ô nhiêm môi trường.

“Ước mơ của em là đậu vào ngành Hóa học, Trường Đại học Bách khoa TP.HCM. Sắp tới em cũng sẽ tiếp tục tìm tòi tái chế thêm những thứ khác nữa để cuộc sống của mình có ích hơn”.

Đang làm bài thi