Đáp án đề thi THPT quốc gia 2020 môn văn

Bộ GD-ĐT vừa công bố đáp án chính thức môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 vào chiều 12-8. Chúc các em học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi!

1. Đáp án chính thức đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2020 môn Ngữ văn của Bộ GD&ĐT

Thang điểm chính thức môn văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 - Ảnh 1.
Đáp án chính thức đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2020 môn văn của Bộ GD&ĐT
Thang điểm chính thức môn văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 - Ảnh 2.
Đáp án chính thức đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2020 môn văn của Bộ GD&ĐT

2. Đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2020 môn văn

Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 môn Văn - Ảnh 1.
Hướng dẫn giải chi tiết đề thi văn thpt quốc gia 2020

3. Gợi ý đáp án đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2020 môn văn

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là nghị luận. (0,5 điểm)

Câu 2: Các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực đua nhau nảy mầm, nở thật nhiều hoa, kết hạt, chen chúc vươn mình trong khoảng không với mảnh đời thật ngắn ngủi giữa mùa hè. (0,5 điểm)

Câu 3: Sự tương đồng về sự sống của các loài thực vật ở vùng Tsunoda ở Bắc cực và ở vùng sa mạc Sahara trong đoạn trích: Dù sống trong điều kiện khắc nghiệt với vòng đời ngắn ngủi, các loài thực vật vẫn nảy mầm, đơm hoa, kết hạt và gieo mầm sự sống cho thế hệ sau. (1,0 điểm)

Câu 4: 

Học sinh nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình, suy nghĩ cá nhân. Cần lí giải thuyết phục, hợp lí. (1,0 điểm) 

Sau đây là gợi ý:

– Tương lai được tạo nên từ quá khứ và hiện tại. Bởi vậy, sống hết mình ở hiện tại chính là tiền đề để tạo nên một tương lai tốt đẹp, dù là nhỏ bé. 

– Sống hết mình ở hiện tại sẽ mang lại cho con người những kinh nghiệm vô giá, những trải nghiệm đáng quý sẽ trở thành hành trang đưa con người đến tương lai…

PHẦN II: LÀM VĂN

Câu 1:

Đề bài: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày. 

1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0,25 điểm)

– Viết thành đoạn văn (khoảng 200 chữ). 

– Có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm)

Sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày. 

3. Triển khai vấn đề nghị luận (1,0 điểm)

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày. Có thể theo hướng sau:

– Giải thích: Trân trọng cuộc sống mỗi ngày là thái độ quý trọng, nâng niu, tận dụng mọi khoảnh khắc của hiện tại, không bỏ phí dù chỉ một giây phút nhỏ bé.

– Sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày: 

+ Mỗi ngày là một phần tạo nên dòng chảy dài của cuộc sống. Trân trọng cuộc sống mỗi ngày giúp ta hiểu được ý nghĩa của từng điều nhỏ bé để tạo nền tảng vững chắc cho tương lai.

+ Trân trọng cuộc sống mỗi ngày giúp con người sống trọn vẹn trong từng khoảnh khắc, sống có ý nghĩa. 

+ Trân trọng cuộc sống mỗi ngày là thái độ sống tích cực, chỉ những người biết trân trọng từng khoảnh khắc, tân dụng nó mới có thể tạo nên thành công. 

4. Chính tả, ngữ pháp (0,25 điểm)
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

5. Sáng tạo (0,25 điểm)
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Câu 2:

Đề bài: Phân tích tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong đoạn thơ.

1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,25 điểm) 

Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm)

Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” được thể hiện trong đoạn thơ.

3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
a. Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Khoa Điềm, trường ca Mặt đường khát vọng và đoạn trích (0,5 điểm)

b. Triển khai hệ thống luận điểm (3,5 điểm)

* Giải thích: Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” thể hiện quan niệm, suy nghĩ sâu sắc của nhà thơ về đất nước: gắn đất nước với công lao của những người dân vô danh.

* Biểu hiện tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”

– Lịch sử 4000 năm của dân tộc được tạo nên từ mồ hôi và xương máu của nhân dân:

+ Họ là những người con trai, con gái bình dị nhưng thường trực tình yêu nước, vừa hăng say lao động, vừa dũng cảm chiến đấu.

+ Tác giả đề cao vai trò của những con người vô danh làm nên lịch sử.

– Nhân dân đóng vai trò chủ thể trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước: 

+ Nhân dân là những người đã làm ra, giữ gìn và sáng tạo những giá trị vật chất, tinh thần, văn hóa cho đất nước: “truyền hạt lúa”, “chuyền lửa”, “truyền giọng nói”, “gánh theo tên xã, tên làng”… 

+ Họ chiến đấu với ngoại xâm và nội thù để bảo vệ đất nước. 

– Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” của Nguyễn Khoa Điềm có sự kế thừa và phát triển trong thời đại mới, thời đại chống Mĩ cứu nước.

* Nghệ thuật

– Thể loại trường ca với các câu thơ dài ngắn đan xen.

– Sử dụng nhuần nhuyễn và sáng tạo các chất liệu văn hóa dân gian.

– Giọng điệu thiết tha, thủ thỉ.

– Cách viết hoa “Đất Nước”, “Nhân dân”.

4. Chính tả, ngữ pháp (0,25 điểm)
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.5. Sáng tạo (0,5 điểm)
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

4. Nhận định đề thi môn văn kì thi TN THPT quốc gia 2020: Đề bài không khó nhưng quá dài

Đề thi môn văn kì thi TN THPT quốc gia 2020 bám sát cấu trúc của đề thi tham khảo lần 2 do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố. Cụ thể như sau

Phần Đọc hiểu (3 điểm) gồm 4 câu hỏi nhỏ. Trong đó, 3 câu đầu dừng ở mức độ Nhận biết, cụ thể: Câu 1 yêu cầu nhận biêt về một đặc điểm hình thức của ngữ liệu đọc hiểu. Câu 2 và 3 yêu cầu nhận biết về các chi tiết nội dung trong ngữ liệu đọc hiểu. Chỉ duy nhất câu 4 là ở mức độ vận dụng cao yêu cầu học sinh phải vận dụng những hiểu biết về cuộc sống xã hội cùng những trải nghiệm cá nhân để thể hiện quan điểm độc lập của mình trước một nhận định rút ra từ ngữ liệu đã cho. Với 3 câu hỏi nhận biết, học sinh hoàn toàn có thể đạt được điểm tối đa. Và như vậy, phần đọc hiểu sẽ không làm khó và không làm mất thời gian của thí sinh

Phần 2 – Làm văn (7,0 điểm): Giữ nguyên cấu trúc gồm 2 phần: Viết đoạn văn nghị luận xã hội (2,0 điểm) và bài nghị luận văn học (5,0 điểm). Cụ thể 

Câu nghị luận xã hội vẫn yêu cầu học sinh nghị luận về 1 khía cạnh của vấn đề rút ra từ phần Đọc hiểu đó là “sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày” – “sự cần thiết” được hiểu là ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của ý thức “trân trọng cuộc sống mỗi ngày”. Có thể thấy, câu viết đoạn văn nghị luận xã hội đảm bảo đúng form, cấu trúc, dung lượng mà học sinh ôn luyện, phù hợp với thời lượng và quỹ điểm; khía cạnh của vấn đề nghị luận cũng hướng tới một trong những điều quan trọng của cuộc sống mỗi cá nhân. Tuy nhiên, đây là một vấn đề ít nhiều còn trừu tượng với những học trò 18 tuổi – chưa đủ trải nghiệm để có thể thấu hiểu ý nghĩa của mỗi giây phút được sống trong cuộc đời, vì thế rất có thể sẽ có những bài làm chung chung, lí thuyết và thiếu sự thiết thực thấm thía nhất với mỗi học trò.

Câu 2 (5,0 điểm): Bài nghị luận văn học đề cập đến một thông điệp tư tưởng quan trọng bao trùm không chỉ trong đoạn trích Đất nước mà còn là tư tưởng chi phối toàn bộ giai đoạn văn học 1945-1975. Và đây cũng là nội dung chính mà học sinh không thể bỏ qua khi tiếp cận những giá trị nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ. Tuy nhiên, ngữ liệu nghị luận theo yêu cầu của đề bài là 27 câu trong phần 3 của đoạn trích “Đất nước”, đó là một ngữ liệu quá dài, quá bề bộn trong quỹ thời gian cho phép của toàn bộ đề bài là 120 phút. 

Nhìn chung, đề thi Ngữ văn trong kì thi TNTHPT 2020 đảm bảo đúng các yêu cầu về nội dung, hình thức của một đề thi tốt nghiệp; Đề bài không khó nhưng quá dài, đặc biệt là câu nghị luận văn học – câu hỏi chiếm quỹ điểm cao nhất trong bài. Điều đó, có thể sẽ khiến học sinh lúng túng để hoàn thành tốt bài thi.

(Theo Hocmai)

Đang làm bài thi