Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2020 môn Văn cụm TP. Hà Nội

Sáng ngày 16/7, hơn 82.000 học sinh lớp 9 ở TP.HCM đã bước vào môn thi Ngữ Văn cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2020-2021.

Theo phần lớn thí sinh tại điểm thi nhận xét đề Văn năm nay không quá khó, có nội dung thi về tình hình dịch Covid-19.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn TP.HCM 2020: Đề dễ, hỏi về Covid-19 - Ảnh 1.
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn TP.HCM 2020
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn TP.HCM 2020: Đề dễ, hỏi về Covid-19 - Ảnh 2.
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn TP.HCM 2020

Gợi ý đáp án:

Câu 1: Đọc hiểu văn bản (3.0 điểm) 

a. Đại dịch Covid-19 đã gây ra những hoảng loạn và xáo trộn trên toàn cầu. Cụ thể đó là việc cách li và phong tỏa diễn ra nhiều nơi; các công ti, xí nghiệp, trường học đóng cửa hàng loạt; sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lỗ, giáo dục gián đoạn, nhiều hoạt động thường nhật trong cuộc sống cũng không thể tiếp tục. 

 b. Phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn cuối của văn bản là phép nối qua từ “nhưng”. Tuy nhiên, học sinh cũng có thể trả lời là phép thế, cụ thể “nó” thay thế cho “đại dịch Covid-19”. 

 c. Nội dung của văn bản: 

– Thứ 1, bàn về dịch bệnh Covid-19 và những hậu quả của nó gây ra cho con người. 

– Thứ 2, bàn về cách nhận thức của con người, cụ thể là dừng lại và lắng nghe. 

Lưu ý: Học sinh phải làm đầy đủ hai nội dung trên. 

d. Học sinh được quyền chọn 1 trong 3 cách lắng nghe (chính mình, mọi người xung quanh, thế giới tự nhiên) và phải giải thích được vì sao. Nhưng phải đảm bảo được dung lượng từ 3 – 5 dòng. 

Tuy nhiên, học sinh nên chọn cả 3 cách lắng nghe trên để đạt điểm tuyệt đối . 

Câu 2: Nghị luận xã hội (3.0 điểm) 

Yêu cầu về hình thức: 

– Đủ dung lượng (khoảng 01 trang giấy thi). 

– Đúng hình thức (Mở bài – Thân bài – Kết bài) 

– Không sai yếu tố chính tả, ngữ pháp tiếng Việt… 

Yêu cầu về nội dung: 

Học sinh có thể làm theo nhiều hướng khác nhau theo suy nghĩ riêng của bản thân. Tuy nhiên phải đầy đủ những thao tác như giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận…

Dưới đây là những gợi ý, học sinh có thể triển khai bài viết theo những câu hỏi sau: 

– “Lắng nghe” là gì? 

– Tại sao “lắng nghe” là biểu hiện của “yêu thương”? 

– Em đã từng bắt gặp những câu chuyện nào như thế? 

– Có phải lúc nào “lắng nghe” cũng là “yêu thương”? 

– Em sẽ làm gì để yêu thương người khác và để người khác yêu thương mình?…

Câu 3: Nghị luận văn học (4.0 điểm) 

Đây là dạng đề tổng hợp, bàn về vấn đề “lắng nghe những thông điệp” mà các nhà thơ gửi gắm qua tác phẩm của mình. Cụ thể, học sinh phải làm rõ thông điệp “lắng nghe”: 

Thứ 1, thông điệp giữ gìn những giá trị tốt đẹp của mỗi người qua đoạn thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. 

Thứ 2, thông những cảm xúc yêu thương dành cho gia đình qua đoạn thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. 

Thứ 3, thông điệp về khát vọng cống hiến cho xã hội qua đoạn thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. 

GỢI Ý HƯỚNG DẪN LÀM BÀI 

ĐỀ 1 

Mở bài: Học sinh phải nói được tinh thần của đề thi “lắng nghe thông điệp” và phải đưa được ra được sự lựa chọn cụ thể của mình (Thông điệp gì? Đoạn thơ nào? Tác giả nào?…). Trong đó phải nhắc đến phần liên hệ. 

Thân bài: 

Bước 1: Giải thích HS hãy giải thích 1 cách cơ bản nhất từ khóa trong thông điệp mà mình lựa chọn. 

Bước 2: Phân tích, chứng minh: HS chọn văn bản nào thì phân tích hết dữ liệu của văn bản đó cả về nội dung và nghệ thuật. 

Bước 3: Nhận xét, bàn luận về thông điệp lắng nghe mà mình lựa chọn.

Bước 4: Liên hệ: Cần có những liên hệ cụ thể, tiệm cận với yêu cầu của mỗi văn bản: 

– Với “Ánh trăng” của Nguyễn Duy có thể chọn liên hệ với “Việt Bắc” của Tố Hữu,.. 

– Với “Bếp lửa” của Bằng Việt có thể chọn liên hệ với “Nói với con” của Y Phương,… – Với “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải có thể chọn liên hệ với “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, “Một khúc ca xuân” của Tố Hữu,… Kết bài: Tổng kết lại vấn đề và nêu cảm nghĩ bản thân về thông điệp. 

(Nguồn: Kenh14)

Đang làm bài thi